Phân biệt sơn lót và sơn phủ

     Trong lĩnh vực xây dựng sơn lót và sơn phủ là 2 loại sơn thường xuyên được sử dụng. Chúng là phần không thể thiếu để hoàn thiện, bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ của nhà ở. Cho nên việc phân biệt sơn lót và sơn phủ là điều mà cả người thi công và gia chủ đều cần nắm rõ nhằm sử dụng đúng công dụng và mua sắm loại sơn thích hợp. 

Sơn lót là gì?


     Khái niệm và công dụng của sơn lót sẽ giúp khách hàng hiểu rõ được về loại sơn này.

 

Phân biệt sơn lót và sơn phủ

 

Khái niệm về sơn lót

     Sơn lót được gọi là Primer là lớp sơn kháng kiềm; cũng là lớp sơn đầu tiên phủ lên bề mặt tường trước khi sơn phủ hoặc sơn màu. Mục đích khi sơn lót là tăng độ bám dính lớp sơn phủ với bề mặt, hỗ trợ lớp sơn phủ mịn, đều và đẹp hơn.

Công dụng của sơn lót

     Trong xây dựng sơn lót có vị trí rất quan trọng, đó là nhờ những công dụng tuyệt vời của loại sơn này.

     • Sơn lót làm giảm tình trạng bong tróc sơn nhờ hiệu quả kế dính như băng keo 2 mặt gắn kết bề mặt tường với lớp sơn bên ngoài

     • Gia tăng khả năng bám dính nhờ tính chất kháng kiềm. Giúp cho lớp sơn phủ không bị phấn hóa, loang lổ hoặc ố vàng nhất là khi môi trường ẩm ướt

     • Kháng khuẩn và chống nấm mốc cũng là hiệu quả mà lớp sơn lót mang đến cho bề mặt kiến trúc. Công dụng này rất được hoan nghênh với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam

     • Lớp sơn lót giúp lớp sơn dày hơn, tạo nên độ bóng mịn của lớp sơn phủ và màu sơn đều đẹp hơn

Khái niệm về sơn phủ

     Yêu cầu tiếp theo để phân biệt sơn lót và sơn phủ là hiểu rõ về sơn phủ.

Sơn phủ là gì ?

     Sơn phủ trong xây dựng là lớp sơn cuối cùng được thi công trên bề mặt tường; là lớp sơn chính giúp cho bề mặt tường có tính thẩm mỹ và đẹp hơn.

 

Phân biệt sơn lót và sơn phủ

 

Công dụng của sơn phủ

     Sơn phủ có những vai trò chủ yếu như sau:

     • Lớp sơn phủ là lớp sơn ngoài cùng của bề mặt tường phải hứng chịu những tác động xấu từ môi trường nên chúng có công dụng ngăn chặn những yếu tố xấu này làm hư hỏng vật liệu bên trong giúp nâng cao tuổi thọ

     • Tạo nên tính thẩm mỹ đặc trưng của căn nhà cũng là một công dụng hữu ích của sơn phủ

     • Tùy theo thành phần cấu tạo mà các loại sơn phủ có thêm một số công dụng như: chống nấm mốc, phản quan, chống hà, chịu nhiệt, cách nhiệt, chịu hóa chất